Trong hai ngày 03-04/11/2023, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH (UEH–CELG) và EfD – Vietnam đã tổ chức workshop tìm hiểu chuyên sâu về Thử nghiệm Đối chứng Ngẫu nhiên (RCTs) với sự tham gia của 32 nhà nghiên cứu từ nhiều trường đại học và viện nghiên cứu khác nhau.
Buổi workshop về phương pháp Thử nghiệm Đối chứng Ngẫu nhiên (RCTs)
Trong khuôn khổ buổi workshop, TS. Yonas Alem – Giám đốc Học thuật của Sáng kiến Môi trường cho Phát triển (Environment for Developement, EfD), đã có 2 ngày trao đổi cùng với 32 nhà nghiên cứu đến từ các viện nghiên cứu khác nhau về phương pháp Thử nghiệm Đối chứng Ngẫu nhiên (RCTs). Workshop đã đem lại những trải nghiệm học tập sôi động và thú vị khi những người tham gia cùng nhau tìm hiểu sâu về sự phức tạp của các phương pháp này.
TS. Yonas Alem chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cá nhân về phương pháp Thử nhiệm Đối chứng Ngẫu nhiên (RCTs).
Xuyên suốt hai ngày diễn ra workshop, các nhà nghiên cứu tham gia có cơ hội chia sẻ, thảo luận về các nguyên tắc và ứng dụng thực tiễn của RCTs cũng như hiểu rõ hơn về các bước thiết kế thử nghiệm, phân tích dữ liệu và giải thích kết quả. Tiến sĩ Yonas Alem đã mang đến buổi học nhiều kiến thức phong phú và những bài học kinh nghiệm sâu rộng của ông trong việc thực hiện và giảng dạy RCT.
Các nhà nghiên cứu tham gia với nhiều nền tảng nghiên cứu và chuyên môn khác nhau, đã tương tác một cách tích cực trong bầu không khí đầy năng động và hợp tác. Họ đã cùng nhau khám phá cái cách mà RCT có thể được sử dụng để đo lường và đánh giá tác động như thế nào, ví dụ như của đánh giá tác động chương trình tài chính vi mô, thuế carbon và các chính sách bảo tồn rừng,…, từ đó, giúp nâng cao hơn hiểu biết của người tham gia workshop về phương pháp này.
Qua hai ngày workshop, các nhà nghiên cứu tham dự đã nhen nhóm những ý tưởng nghiên cứu, những cảm nhận tích cực về thế giới đầy sắc thái của các phương pháp thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCTs). Workshop không chỉ mở rộng nền tảng lý thuyết mà còn trang bị cho họ những kỹ năng thực tế, giúp họ áp dụng các phương pháp RCT một cách hiệu quả trong các lĩnh vực tương ứng của mình.
Phạm Ngọc Thẩm – Nghiên cứu sinh Chương trình Liên kết Tiến sĩ UEH-ISS nhận xét: “Kiến thức chuyên sâu được chia sẻ bởi Tiến sĩ Yonas Alem là vô giá. Workshop này không chỉ mở rộng hiểu biết của tôi về RCT mà còn giúp tôi tự tin thực hiện các dự án nghiên cứu phức tạp hơn trong tương lai.”
PGS.TS. Phạm Khánh Nam – Phó Hiệu trưởng Phụ trách UEH-CELG kiêm Giám đốc EfD-Việt Nam cho biết: “Tuy rằng RCTs đã được áp dụng từ rất lâu trong lĩnh vực về y khoa, nhưng với kinh tế thì vẫn còn là điều mới mẻ. Với sự hướng dẫn của chuyên gia về RCTs cùng với sự hợp tác của các nhà nghiên cứu, chúng tôi hy vọng rằng workshop này sẽ giúp định hình thêm về bối cảnh nghiên cứu cho các học giả Việt Nam, từ đó sẽ có thêm nhiều nghiên cứu áp dụng phương pháp RCTs trong lĩnh vực kinh tế”.
PGS.TS. Phạm Khánh Nam tặng quà lưu niệm cho TS. Yonas Alem
Một số hình ảnh của buổi workshop: